Follow Us On

Giới thiệu tổng quan

Hệ thống quản lý nội dung CMS (viết tắt của Content Marketing System) là một công cụ hỗ trợ quản lý và đăng tải nội dung lên website của doanh nghiệp. Trên công cụ này, người dùng có thể đăng tải các bài viết thuộc một chủ đề đầu mục con trên website, bao gồm những nội dung văn bản, hình ảnh, video cùng các nút Call-To-Action… Căn bản một CMS cho phép các webmaster có thể đăng tải, chỉnh sửa và sắp xếp nội dung sao cho bắt mắt người xem website của doanh nghiệp. 

Tính năng

  • Tạo lập nội dung và lưu trữ trên website: CMS cho phép người dùng thiết lập nội dung mới và lưu trữ chúng theo dạng final (đã đăng) hoặc draft (bản nháp) để bạn dễ dàng quản lý nội dung trên website của mình. 
  • Chỉnh sửa nội dung trực tiếp: Sau khi đã thiết lập nội dung và đăng lên CMS, người dùng có thể chỉnh sửa các bài viết này theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc bản thân. Có thể chỉnh sửa bất cứ bài viết nào dù chúng đang ở dạng nháp hoặc đã đăng lên website.
  • Chuyển tải, chia sẻ nội dung đến nơi khác: CMS hỗ trợ doanh nghiệp/cá nhân mở rộng chiến lược Marketing với các nút chia sẻ dẫn về Social media hoặc các trang web khác (chỉ áp dụng với các trang web đang quản lý).
  • Cấp quyền cho các quản trị viên khác: CMS có chức năng phân loại từng cấp bậc quản trị viên, biên tập viên giúp người dùng dễ dàng quản lý nhân lực cho website của mình hơn theo từng cấp độ khác nhau.

Ưu điểm nổi bật

  • Phê chuẩn việc tạo hoặc thay đổi nội dung trực tuyến: Hệ thống tạo tính năng phê chuẩn hoặc thay đổi nội dung trực tuyến, giúp người dùng cập nhật, chỉnh sửa, thay đổi nội dung. 
  • Chế độ soạn thảo trực quan: Người dùng vừa có thể soạn thảo nội dung trực tiếp trên giao diện, cập nhật và đánh giá được nội dung trên giao diện. 
  • Quản lý người dùng: Quản trị viên của hệ thống có thể kiểm soát và quản trị danh mục tài khoản người dùng theo từng cấp độ. 
  • Tìm kiếm và lập chỉ mục: Người dùng có thể dễ dàng truy cập và tìm kiếm bài viết, nội dung, từ khóa chính đã update trên hệ thống. 
  • Lưu trữ: Hệ thống quản trị nội dung cho phép người sử dụng có thể lưu trữ nội dung, media hay bất cứ thông tin nào. Người dùng có thể đăng tải, gắn vào bài viết hoặc chuyển lưu trực tuyến. 
  • Tùy biến giao diện: Các trang giao diện linh hoạt, người dùng có thể sử dụng layout, căn chỉnh bố cục trang giao diện. 
  • Quản lý ảnh và các liên kết (URL): Hệ thống quản trị nội dung có thể quản lý ảnh và các liên kết trực tiếp. 

Phân loại

Hệ quản trị nội dung bao gồm một số kiểu điển hình sau:

  • W-CMS (Web CMS)
  • E-CMS (Enterprise CMS)
  • T-CMS (Transactional CMS): Hỗ trợ việc quản lý các giao dịch thương mại điện tử.
  • P-CMS (Publications CMS): Hỗ trợ việc quản lý các loại ấn phẩm trực tuyến (sổ tay, sách, trợ giúp, tham khảo…).
  • L-CMS/LCMS (Learning CMS): Hỗ trợ việc quản lý đào tạo dựa trên nền Web.
  • BCMS (Billing CMS): Hỗ trợ việc quản lý Thu chi dựa trên nền Web.

Ví dụ điển hình CMS

Bên cạnh các nhà cung cấp phần mềm CMS miễn phí đã kể trên, chúng tôi xin giới thiệu 5 hệ thống CMS hàng đầu trên thế giới. Đây là những CMS đang được nhiều webmasters ưa chuộng nhất hiện nay và hầu hết đều là mã nguồn mở, có thể sử dụng hoàn toàn miễn phí.

Một số CMS phổ biến và thông dụng nhất hiện nay:

  • Drupal
  • Shopify
  • Opencart
  • WordPress
  • Joomla
  • PrestaShop
  • Magento

Người sử dụng có thể lựa chọn phù hợp với từng nhu cầu, mục đích và sở thích của cá nhân hoặc doanh nghiệp. Các CMS có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau vì thế người sử dụng cần lựa chọn theo đúng mục tiêu mong muốn của mình.

icons8-exercise-96 chat-active-icon